Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ tìm hiểu về người khiếm thính

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm thính (CED) đã được mời chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực khiếm thính cho 18 Bác sỹ, điều dưỡng Tai Mũi Họng và chuyên gia trị liệu ngôn ngữ tại Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch vào sáng ngày thứ sáu, 4/5/2012.
       
        Đây là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên giữa người khiếm thính và các chuyên gia y tế, trị liệu ngôn ngữ. Nhân viên y tế thật sự muốn biết đối tượng khiếm thính mình phải gặp có mong đợi gì đối với y bác sỹ, vì theo một số thông tin CED thu thập được từ nhân viên y tế “Người khiếm thính khi mắc bệnh điều trị bệnh ở đâu mà sao không thấy?” Và với người khiếm thính “Rất sợ phải tới bệnh viện, sợ gặp bác sỹ y tá vì họ đeo khẩu trang không biết họ nói gì”.
 

 
Buổi chia sẻ xoay quanh các vấn đề: Các khó khăn và phương pháp giao tiếp của người khiếm thính; Những đặc tính chính của ngôn ngữ ký hiệu; Một số thông tin học vấn, tâm lý, tư duy người khiếm thính; Các mô hình can thiệp trong lĩnh vực khuyết tật; Vai trò của nhóm hỗ trợ. Nhân viên y tế tham dự buổi chia sẻ cũng được học vài ký hiệu cơ bản như: bác sỹ, y tá, bệnh viện, bệnh, uống thuốc, đau, bệnh gì, bao nhiêu tiền …

Đặc biệt, mọi người rất quan tâm về việc “Người khiếm thính đọc tín hiệu môi như thế nào?” Người khiếm thính Việt Namnào cũng có thể đọc được hình môi không nhiều thì ít. Đây là luật sinh tồn, thính giác không phát triển - không có cách nào để nghe, thị giác và xúc giác phát triển mạnh. Người khiếm thính biết người khác đang nói qua nhìn sự chuyển động của môi và việc nhìn làm cho Người khiếm thính có kinh nghiệm hiểu lời nói ứng với ngôn ngữ họ biết. Ai có học qua trường lớp thì đọc tín hiệu môi được nhiều hơn người không đi học. Ở nước ngoài, như Mỹ, Anh, Canada … có những lớp dạy học tín hiệu môi theo cấp bậc từ cơ bản đến nâng cao nhưng hầu hết, khi được hỏi đều trả lời rằng, chẳng có ích gì cả, không học, họ cũng đã đạt được như khi học, hoặc học rồi cũng chẳng đọc môi được. Vấn đề là tại sao có người đọc môi tốt, có người không? Câu trả lời là “Phải thật tự tin (vì phải nhìn chầm chầm vào miệng người đối diện); Có trải nghiệm nhiều trong việc giao tiếp; Có vốn từ vựng phong phú; Nhạy bén, năng động và tư duy tốt”
 

Về hoạt động của nhóm hỗ trợ (Nhà giáo dục; Chuyên gia thính học, bác sỹ tai mũi họng; Nhân viên công tác xã hội; Nhóm phụ huynh nồng cốt; Người khiếm thính thành đạt), nhóm hỗ trợ tư vấn cho phụ huynh phương pháp giáo dục nào tốt cho trẻ. Phụ huynh có quyền để nghị phương pháp giao tiếp cho con mình, nhưng nhóm hỗ trợ có trách nhiệm giái thích cho phụ huynh, nếu như mong muốn của họ là không thể thực hiện. Ví dụ: trẻ Điếc sâu >110dB, điều kiện kinh tế gia đình mức trung bình, phụ huynh muốn con phải nói chuyện không thích cho con học NNKH. Nhóm hỗ trợ đưa ra những tác hại và lợi ích cho từng phương pháp can thiệp.

           Các nhân viên y tế cũng muốn biết về cách tư vấn, hướng dẫn trị liệu cho gia đình và những người bị khiếm thính. Tùy từng trường hợp mà có cách tư vấn, trị liệu khác nhau. Vai trò của nhóm hỗ trợ rất cần thiết cho những trường hợp này. Với gia đình, tùy thuộc vào năng lực và mức độ quan tâm của phụ huynh đối với cuộc sống của con em khiếm thính, nhóm hỗ trợ cần làm cho họ có niềm tin và chấp nhận những gì họ có. Với người khiếm thính, tư duy kém, không có ý thức “Sống độc lập”, người tư vấn trị liệu cần nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu nào ở người khiếm thính để can thiệp và phát triển tiếp. Trên hết là rèn luyện ý thức sống độc lập cho họ để họ tự ra quyết định và tự khắc phục khó khăn của bản thân.

         Lĩnh vực khuyết tật có câu “Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi, Hãy cố gắng vượt qua những gì có thể thay đổi, và Hãy đủ sáng suốt để nhìn ra những gì có thể thay đổi và những gì không thể thay đổi”.

 

Nguồn tin: Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Người Khiếm Thính (CED)

Tin hoạt động CED liên quan

Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
TẤT NIÊN 2023 CỦA EM
HỌC VẼ: VẼ TRANH TRỪU TƯỢNG (Tiếp theo)
HỌC VẼ: VẼ TRANH TRỪU TƯỢNG

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip