Câu chuyện chiếc gương của tiến sỹ I King Jordan

"Deaf people can do anything hearing people can do, except hear."
“Người Điếc có thể làm được bất cứ việc gì người nghe làm được, trừ việc nghe”
Dr. I King Jordan.
 
“Các bạn hãy vào phòng mình, nhìn vào chiếc gương và nhìn thẳng vào mắt bạn trong gương, rối hét to lên rằng TÔI ĐIẾC, TÔI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC TẤT CẢ MỌI VIỆC”. Tiến sỹ I King Jordan đã có câu chuyện như thế trong bài diển thuyết của ông tại Hội nghị do Hội người mới bị mất thính lực quốc gia Hoa Kỳ (Association Late-Deafened Adults-ALDA) tổ chức từ 14 – 18/11/2009 tại Seatle, WA, Mỹ.
 
Tiến sỹ I King Jordan mới vừa về hưu sau mấy chục năm đảm nhiệm chức vị Hiệu trưởng Trường Đại học Gallaudet – trường đại học đầu tiên và duy nhất trên Thế giới chỉ dành cho người Điếc. Mất thính lực từ năm 21 trong một tai nạn khi lái xe mô tô mà không đội mũ bảo hiểm, sau tuần hôn mê, Ông tỉnh lại trong một bệnh viện và cũng không nhớ nổi tại sao mình lại nằm ở đây. Ông đã ở bệnh viện một năm trời không phải do bệnh vẫn còn mà vì người ta không biết phải làm gì với ông. Ông cũng từng được thuyết phục bởi các y bác sỹ, bởi người nhà và bởi chính bản thân mình “… điếc chỉ tạm thời thôi rồi sẽ bình thường lại. Ông đã nói rằng “Tôi thật là ngu xuẩn khi lái mô tô mà không đội mũ bảo hiểm, nhưng … chẳng có gì là khủng khiếp cả khi là người Điếc nếu đừng nghĩ tới nó …”.
 
“Thật khó có thể chấp nhận tôi bị điếc trong suốt phần đời còn lại …” I King Jordan đã phát biểu như thế. Cũng cần biết qua rằng, người điếc bẩm sinh họ có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ ký hiệu hay đọc hình môi, ít ra là trong cộng đồng họ. Người nghe kém thì mất thính lực từ lúc nhỏ, ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, chưa cảm nhận hết điếc là gì và theo thời gian, bản năng sinh tồn trong con người giúp họ thích nghi với cuộc sống, tự biết đọc hình môi để giao tiếp. Nhưng với người bị điếc đột thì không dễ dàng chút nào. Hãy thử hình, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy âm thanh và đầy những ngôn từ trong mối quan hệ xã hội theo mọi hướng … bổng thoáng chốc chúng ta không nghe được gì cả, không biết đọc tín hiệu môi để giao tiếp, chúng ta như bị hất văng ra khỏi xã hội mặc dù chúng ta vẫn đang hiện hữu. Ý chí và nghị lực phi thường đã dẫn Ông trở về với cuộc sống “Khi bạn là người Điếc không có nghĩa là thành công của bạn bị giới hạn”.
 
Được bầu chọn làm Hiệu trưởng trường Đại học Gallaudet khi 44 tuổi và có nhiều công trình nghiên cứu công hiến cho lĩnh vực khiếm thính tại Mỹ, Ông luôn khích lệ và đào tạo thế hệ trẻ ở Gallaudet và mọi người xem ông như người anh, người cha bởi bản tính thân thiện và khiêm tốn của mình. “Tôi là người Điếc may mắn nhất thế giới, tôi đã nghiệm ra điều này suốt mấy năm qua.”
 
Hãy nghe Ông chia sẻ “Nếu bạn là người điếc có máy trợ thính tốt, được cấy ốc tai và nghe tốt, bạn vẫn là người điếc. Điếc không phải là rào cản. Cho dù bạn là người Điếc, bạn vẫn có thể làm được mọi thứ nếu bạn nghĩ là mình có thể làm được. Sự thật là như vậy. Bạn có thể nghe điện thoại, xem tivi, xem phim, làm việc, học tập, đi du lịch, hòa nhập vào xã hội, tham gia những hoạt động bạn yêu thích – nhưng bạn làm những điều này theo một cách khác.”
 
* Tiến sỹ I King Jordan Tốt nghiệp Đại học Ngành Tâm Lý tại Trường Đại học Gallaudet năm 1970. Năm sau, ông nhận được bằng Thạc sỹ và vào năm 1973 lấy bằng Tiến sỹ về Tâm lý tại Đại học Tennessee. Ông làm việc tại khoa Tâm lý trường Đại học Gallaudet và giữ chức trường Phòng năm 1983; ba năm sau Ông được chỉ định làm Trưởng Khoa … và sau đó là Hiệu trưởng Đại học Gallaudet. Năm 1990, Ông được Tổng thống Bush chọn làm Phó chủ tịch Uỷ ban Việc làm cho NKT, và vào năm 1993, cũng được Tổng thống Clinton chọn giữ chức vụ này./.
 
Dương Phương Hạnh
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm thính (CED)
Tổng thư ký Liên đoàn Khiếm thính Quốc tế (IFHOH)
Chủ tịch Liên đoàn Khiếm thính Châu Á Thái Bình Dương (APFHD)

Bài viết liên quan

IFHOH, I Love You !
Người khuyết tật cần những kỹ năng gì?

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip