Sống và làm việc khi bị mất thính lực

Rosa Wendelina Timmerman

 
Khi làm việc như một nhà vật lý trị liệu tại một trung tâm y tế, tôi thường thấy nhiều người mất thính lực có triệu chứng căng thẳng. Bởi vì tôi cũng là một người khiếm thính, tôi phát hiện ra họ khi họ là người nghe kém hay khi họ có đeo máy trợ thính.
 
Tôi mát xa, tư vấn và hướng dẫn cho họ những bài tập thể dục thư giãn. Tôi giải thích cho họ rằng có sự liên kết giữa mất thính lực và trạng thái căng thẳng. Vài người ngạc nhiên, cảm thấy hiểu và muốn biết thêm. Điều này khuyến khích tôi tìm hiểu thêm về ý nghĩa và mối liên quan đến việc mất thính lực. Tôi nhận được ngày càng nhiều những câu hỏi từ các bác sỹ, y tá và những nhân viên xã hội: họ muốn biết cách giải quyết tốt nhất đối với bệnh nhân khiếm thính. Họ muốn biết cuộc sống bị mất thính lực có ý nghĩa ra sao? và mẹo để họ có thể giao tiếp với người khiếm thính.
 
Từ những câu hỏi này, tôi đã tổ chức những buổi hội thảo về vấn đề làm thế nào để sống và làm việc với việc mất thính lực và cách giao tiếp. Tôi bây giờ cũng đã có công ty riêng của mình, chuyên tư vấn và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp làm việc với người khiếm thính, cũng như tổ chức những buổi hội thảo khác nhau cho chính người khiếm thính. Tôi cũng đào tạo những nhân viên chuyên chăm sóc người cao tuổi và nhận được ngày càng nhiều yêu cầu từ các công ty mong muốn đào tạo cho nhân viên khiếm thính của họ.
 
Tôi nhận thấy một điều quan trọng là nếu người khiếm thính học được cách thư giãn. Trong khi làm việc, bản thân tôi cũng cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt. Những lúc nghỉ ngơi ngắn ngủi cũng giúp thư giãn. Có thể nhận ra là cách thư giãn này cũng rất tiện cho những người làm việc với máy tính, người khiếm thính cũng tập như vậy. Khi buông thỏng hai vai và quay đầu sang phải rồi sang trái, tôi thấy thư giãn. Tôi cũng duỗi hai cánh tay càng nhiều càng tốt và hít vào thở ra thật sâu vài lần. Khi ngồi, tôi cố gắng ngồi thẳng lưng dựa vào ghế, chân duỗi thẳng trên sàn. Điều này giúp ta dễ nghe hơn và giảm được tình trạng căng thẳng khi nghe. Tôi thư giãn như vậy vài lần trong ngày, thấy khỏe lại và tập trung tốt hơn. Bằng cách thư giãn này tôi cũng thấy bớt mệt cho đến cuối ngày. Tôi cũng thường tìm cơ hội để thư giãn khi nghe, điều này rất quan trọng cho công việc của tôi cũng như cho những khách hàng khiếm thính của tôi.
 
Thêm vào đó, tôi cũng tập Aikido, một môn võ Nhật Bản, cho người khiếm thính, đây là cách cực tốt giữ cho thể chất khỏe mạnh. Tôi học cách quan sát bằng tất cả các giác quan. Gần đây, tôi lại học ngôn ngữ ký hiệu. Điều tôi nhận ra là học ngôn ngữ ký hiệu giúp ta hiểu biết tốt hơn về ngôn ngữ không lời này, cũng như cử chỉ điệu bộ tự nhiên.
 
Dương Phương Hạnh (Trích dịch từ nguồn ALDA)

Bài viết liên quan

IFHOH, I Love You !
Người khuyết tật cần những kỹ năng gì?

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip