CÔNG NGHỆ TRỢ GIÚP

 

Sáng ngày 24/6/2021, Bà Dương Phương Hạnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính (CED) được mời tham gia phỏng vấn nghiên cứu "Đánh giá năng lực cung ứng công nghệ trợ giúp tại Việt Nam” nghiên cứu kết hợp giữa Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới do Cục Khám và Chữa bệnh trực tiếp thực hiện với sự hỗ trợ của Bệnh viện phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM.

 

Năm lĩnh vực liên quan đến công nghệ trợ giúp bao gồm “5 Ps”: Con người (People) - làm trung tâm, Chính sách (Policy), Cung cấp (Provision), Sản phẩm (Products) và Nhân lực (Personnel).

 

Buổi phỏng vấn xoay quanh các câu hỏi về tổ chức có đánh giá sự hài lòng của người dùng các sản phẩm hỗ trợ thính giác (máy trợ thính) và hỗ trợ giao tiếp (khẩu trang trong suốt); Chính sách và tài chính; Số lượng sản phẩm hỗ trợ năm 2019 và 2020; Các ý kiến liên quan đến cung ứng; Đề xuất nâng cao năng lực công nghệ trợ giúp; …

 

Cuối buổi phỏng vấn, CED có đề xuất như sau:

 

- Đề xuất 1: Máy trợ thính và ốc tai điện cực/tử cần được đưa vào danh mục hàng hóa tính bảo hiểm y tế.

 

- Đề xuất 2: Chính phủ cần có chỉ thị bắt buộc hoặc khuyến khích sản xuất máy trợ thính cho nhu cầu người dân Việt Nam.

 

- Đề xuất 3: Khi mà đề xuất 1 và 2 còn chưa thực hiện được, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để giảm giá máy trợ thính và ốc tai điện cực/tử.

 

- Đề xuất 4: Tăng cường vai trò can thiệp sớm của các Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập công lập hoặc các trường chuyên biệt công lập, và triển khai rộng khắp các tỉnh thành, kể cả vùng sâu xa để giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh. Mục đích cuối cùng là các sản phẩm hỗ trợ được dùng có hiệu quả./.

 

 

 

 

Tin hoạt động CED liên quan

Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
TẤT NIÊN 2023 CỦA EM
HỌC VẼ: VẼ TRANH TRỪU TƯỢNG (Tiếp theo)
HỌC VẼ: VẼ TRANH TRỪU TƯỢNG

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip