Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bao bì nilông, bất ngờ 'tác giả' là nhóm bạn trẻ khiếm thính

Chi phí những sản phẩm bán ra được trích một phần hỗ trợ bệnh nhân nghèo mắc tim bẩm sinh.

 

Trong khi thế giới đang bị đe doạ bởi hiện tượng biến đổi khí hậu và thực tế hiện tượng này đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nước ta, bởi vậy việc tái chế rác thải là việc làm cần thiết, thiết thực.

 

Cũng xuất phát từ ý tưởng đó, đồng thời mong muốn đem lại công việc cho những người khuyết tật, đặc biệt là người khiếm thính, một tổ chức hỗ trợ đã được hình thành.

 

Healing the Wounded Heart – mái nhà nhỏ của 13 người khiếm thính

 

Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bao bì nilông, bất ngờ 'tác giả' là nhóm bạn trẻ khiếm thính 0

 

Năm 2003, với ý tưởng ban đầu của bà Marichia Simcik Arese - người sáng lập ra tổ chức Spiral và PGS. TS. BS. Nguyễn Viết Nhân - Chủ tịch Hội đồng Quản lý FGCDC (tổ chức Hỗ trợ trẻ khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế), nhóm Healing the Wounded Heart (HWH) được thành lập tại thành phố Huế, với 20 thành viên, đa số là người khuyết tật, khiếm thính.

 

Tại đây, các bạn được dạy nghề, có được một công việc, gắn kết hoạt động sản xuất, có thu nhập để tự nuôi sống bản thân. Hiện tại, nhóm còn 13 người tiếp tục gắn bó.

Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bao bì nilông, bất ngờ 'tác giả' là nhóm bạn trẻ khiếm thính 1

 

Đã gần 10 năm làm công tác quản lí tại HWH, bản thân cũng là người khuyết tật (vận động) chị Trần Thị Phương tâm sự: 'Hơn ai hết, mình hiểu đối với người khuyết tật, để có được công việc phù hợp với khả năng của mình là điều không dễ dàng.

 

Các bạn tuy không nghe được, không nói được (chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu) nhưng các bạn đều có khả năng tiếp thu kiến thức, có kỹ năng làm ra những sản phẩm độc đáo từ đôi bàn tay của mình sau khi được hướng dẫn.

 

Sản phẩm thủ công đòi hỏi sự kiên nhẫn, tinh xảo nên phần lớn các bạn khiếm thính rất phù hợp với công việc này'.

 

'Công xưởng' tái chế

 

Với khẩu hiệu: 'Nghệ thuật được tạo ra từ những đồ bỏ đi', phế thải được các cộng tác viên của nhóm kêu gọi, thu gom đem về tái chế. Từ bao ni lông, dây điện, lon nước giải khát, vỏ mì tôm, bim bim… được các bạn khiếm thính phân loại nguyên liệu.

 

Vỏ bao bì của mì tôm được thu gom, tái chế.

Vỏ bao bì của mì tôm được thu gom, tái chế.

 

Công tác phân loại nguyên liệu.

Công tác phân loại nguyên liệu
 

Bằng đôi tay khéo léo, họ tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp mắt, độc đáo mang đậm nét truyền thống như ấm nước, thuyền bè hay những đồ lưu niệm (nhẫn, vòng đeo tay, túi xách, móc khóa, phong bì, khung ảnh)…

 

'Các sản phẩm được làm thủ công đòi hỏi sự tinh xảo trong từng chi tiết cho nên mất khá nhiều thời gian. Tùy từng sản phẩm mà thời gian hoàn thành thường mất từ 1 đến 3 ngày/sản phẩm. Có những sản phẩm chỉ cần 1 bạn để hoàn thiện nhưng cũng có sản phẩm cần tới sự tham gia của cả nhóm' – chị Phương cho biết thêm.

 

Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bao bì nilông, bất ngờ 'tác giả' là nhóm bạn trẻ khiếm thính 5

 

Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bao bì nilông, bất ngờ 'tác giả' là nhóm bạn trẻ khiếm thính 6

 

Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bao bì nilông, bất ngờ 'tác giả' là nhóm bạn trẻ khiếm thính 7

 

Không chỉ sản xuất, tại HWH còn tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm, mở trải nghiệm tái chế cho khách du lịch. Du khách tới Huế, nếu ghé qua gian hàng sẽ được các bạn thành viên hướng dẫn nhiệt tình các bước tạo nên một sản phẩm, đem về làm quà lưu niệm. Việc làm này góp phần không nhỏ trong việc quảng bá nền văn hoá và lan toả ý thức bảo vệ môi trường.

 

Du khách đến trải nghiệm tự tạo quà lưu niệm bằng rác thải tái chế.

 

Du khách đến trải nghiệm tự tạo quà lưu niệm bằng rác thải tái chế.
 

Sẻ chia tình yêu, nuôi dưỡng hạnh phúc

 

Ngoài ý nghĩa 'Hàn gắn trái tim bị tổn thương', HWH còn có phương châm mỗi sản phẩm là một 'Double Happiness', có nghĩa là 'Niềm vui nhân đôi' nhằm khuyến khích các bạn khiếm thính chia sẻ sự may mắn của mình cho những bệnh nhân nghèo bị tim bẩm sinh, bằng cách dùng 10% số tiền bán hàng để hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim cho họ.

 

'Chi phí cho một ca phẫu thuật tim là rất lớn, đối với những gia đình nghèo thì xoay sở số tiền ấy cũng là khó khăn nên HWH mong muốn hỗ trợ được phần nào bên cạnh sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm khác' – Quản lí HWH cho hay.

 

Độc đáo những sản phẩm tái chế từ bao bì nilông, bất ngờ 'tác giả' là nhóm bạn trẻ khiếm thính 9

 

Tính từ 2003 đến nay, HWH đã quyên góp cho chi phí phẫu thuật cho khoảng 600 trường hợp mắc bệnh tim được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Huế.

 

Nguồn: Tiin.vn

 

 

Tin trong và ngoài nước liên quan

NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 03/12
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2021)

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip