Con là niềm tự hào của thầy cô

Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, quãng thời gian chúng ta gắn bó với nhà trường tương đối dài, trải qua nhiều cấp học từ mầm non tới tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, môi trường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường chính là nơi tiến hành hoạt động giáo dục có mục tiêu, có phương pháp khoa học và hướng vào việc hình thành những phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội. Ngoài việc dạy chữ, dạy kiến thức khoa học, thầy cô giáo còn là người chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ học trò của mình điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân, xử thế, cách sống hòa hợp với người khác.
Đối với trẻ khuyết tật (TKT) nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng (TKTh) nói riêng, trường học không chỉ là nơi để các em được vui chơi, học tập, hoàn thiện nhân cách mà còn là nơi giúp các em củng cố sự tự tin, tăng cường năng lực tự học để các em được hòa nhập, dần trở nên độc lập và phát triển cá nhân. Trong môi trường sư phạm này, đặc biệt ở môi trường sư phạm 
giáo dục TKTh, vai trò của người thầy người cô đặc biệt quan trọng, không đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học sinh mà còn là người truyền lửa, người kỹ sư kiến tạo tâm hồn, nghị lực cho trẻ, để TKTh mỗi ngày được lắng nghe tốt hơn, giúp trẻ không chỉ thành tài mà còn thành nhân. Để làm tốt vai trò này, mỗi thầy cô cần kiến tạo cho bản thân sự vững vàng từ trong nhận thức đến thái độ và hành động để thể hiện niềm tự hào đối với người học trò khiếm thính thân yêu của mình.

---

Mời Quý độc giả đọc tiếp bài viết trong Cẩm nang "Để Người khiếm thính được lắng nghe": 2_Cẩm nang "Để Người Khiếm Thính Được Lắng Nghe".pdf - Google Drive

Dự án đang làm liên quan

KHIẾM THÍNH CHỈ LÀ BẤT TIỆN, KHÔNG PHẢI BẤT HẠNH
Lớp học vẽ của Trẻ em khiếm thính
Con ơi! Ba Mẹ thương con lắm!

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip