CAN THIỆP SỚM VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH

Ngày 14/01/2023, Cô Dương Phương Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính (CED) đã tư vấn trực tuyến cho người thân của trẻ khiếm thính ở Quảng Ninh nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói sau khi đeo máy trợ thính phù hợp.   

Việc tư vấn qua các bước sau:

Tìm hiểu thông tin liên quan tới trẻ:

- Tuổi đời, tuổi lắng nghe, khả năng nghe-nói ở thời điểm hiện tại.

- Việc học của trẻ ở trường, vai trò của các giáo viên, chương trình giáo dục cá nhân, …

- Việc dạy bé ở nhà của phụ huynh: thời gian, các hoạt động, vấn đề lo lắng, …

- Tương tác của bé với trẻ khác, họ hàng và những người xung quanh.

Từ thông tin về bé do phụ huynh cung cấp, hướng can thiệp cho bé như sau:

- Can thiệp theo các giai đoạn: nhận biết có âm thanh, phân biệt hai âm hoàn toàn khác nhau, hai âm giống nhau và cuối cùng, thực hiện được các câu lệnh phức tạp. Việc dạy trẻ có thể đan xen các hoạt động trên, tùy mức độ khó của từ vựng.

- Phụ huynh cần tạo môi trường lắng nghe tích cực để giúp trẻ thích âm thanh, đặc biệt chú trọng đến âm điệu lên xuống của lời nói, các hoạt động ca hát, học mà chơi, chơi mà học.

Phụ huynh cũng được khuyến khích cập nhật thông tin về sự tiến bộ của trẻ để được hỗ trợ lên kế hoạch tiếp theo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Dự án đang làm liên quan

NGÀY THÍNH LỰC THẾ GIỚI 03/03
CED CƠ SỞ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
CED - CƠ SỞ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip