Giới thiệu Quỹ máy trợ thính

Tại Việt Nam, để có được máy trợ thính là một khó khăn cho gia đình cho thu nhập thấp hoặc trung bình. Giá một máy trợ thính từ 6,5 triệu cho tới trên 80 triệu/máy, trong khi, tuổi thọ của máy, nếu xét theo điều kiện đạt chuẩn về năng suất, chỉ khoảng 5 năm, cho thấy, phụ huynh phải chịu một gánh nặng như thế nào khi có một đứa con khiếm thính. FM là đều mong ước, còncác thiết bị khác chưa thịnh hành. Chính vì vậy, việc có một quỹ hỗ trợ máy trợ thính cho trẻ
nghèo mang nhiều ý nghĩa nhân văn và niềm hy vọng “các bé khiếm thính sẽ nghe và nói được”, bởi vì, “nói” là một trong những chức năng tạo hóa ban cho con người và trẻ em xứng đáng có được tuổi thơ trọn vẹn tràn ngập âm thanh, tiếng nói của mẹ cha.

 

Quỹ máy trợ thính của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm thính (CED), với sự hỗ trợ máy từ Quỹ Toàn Cầu cho Trẻ Khiếm Thính (Global Foundation for Children with Hearing Loss) và hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty Dịch vụ Trợ thính Quang Đức, ra đời đáp ứng được mong ước tìm lại âm thanh cho trẻ nghèo của nhiều gia đình.

 

TIÊU CHUẨN CHỌN LỰA TRẺ KHIẾM THÍNH THAM GIA QUỸ MÁY TRỢ THÍNH

Quỹ máy trợ thính của CED dành cho trẻ khiếm thính từ 3 đến 12 tuổi
- Có độ điếc từ nặng đến sâu
- Có mong muốn cải thiện khả năng giao tiếp
- Chưa được tài trợ máy hoặc đang sử dụng máy không phù hợp
- Thuộc gia đình có thu nhập thấp, không ổn định

- Được sự hỗ trợ và hợp tác từ gia đình để cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ.
- Đang sống tại Việt Nam.

 

QUYỀN LỢI CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH VÀ GIA ĐÌNH THAM GIA QUỸ MÁY TRỢ THÍNH

Trẻ khiếm thính và gia đình khi tham gia Quỹ máy trợ thính của CED sẽ:
-Được giới thiệu đo thính lực
-Được theo dõi và tư vấn thường xuyên để giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp
- Được tham gia các khóa tập huấn, các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề … do CED tổ chức.

 

NGHĨA VỤ CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH VÀ GIA ĐÌNH THAM GIA QUỸ MÁY TRỢ THÍNH

Trẻ khiếm thính và gia đình khi tham gia Quỹ máy trợ thính của CED cần:
- Cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin về trẻ và quá trình can thiệp của gia đình cho trẻ tại nhà
- Sử dụng máy đúng mục đích và bảo trì máy như được hướng dẫn
- Đưa trẻ đến kiểm tra và điều chỉnh máy theo quy định của CED
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để giao tiếp với trẻ và sẵn sàng cho chuyên gia của CED biết thông tin những buổi trò chuyện này
- Tạo điều kiện cho trẻ được học can thiệp sớm ít nhấn 1 (một) lần/ tuần
- Liên lạc với CED ít nhất 2 tháng/lần để được hỗ trợ thêm
- Đồng ý đưa thông tin cá nhân trên trang web của CED.

 

QUY TRÌNH XÉT DUYỆT

1. Xét tuyển hồ sơ: 
Hồ sơ tiếp nhận bao gồm
- Thính lực đồ
- Hai hình 3x4
- Bản tường trình hoàn cảnh của trẻ và gia đình có chứng thực của chính quyền địa phương
(tự viết hoặc theo mẫu của CED)
- Thư giới thiệu của trường nơi trẻ đang học hoặc của 1 người dân trong khu xóm, nêu rõ vì
sao trẻ và gia đình cần tham gia Quỹ máy trợ thính
- Thư của gia đình trình bày tình trạng khuyết tật và nhu cầu của trẻ cũng như những cam kết
của gia đình (tự viết)
(Lưu ý: CED không hoàn trả lại hồ sơ, kể cả những hồ sơ không được xét chọn)

2. Phỏng vấn trực tiếp trẻ và gia đình và thực hiện đánh giá ban đầu.
3. Vãng gia không báo trước (nếu cần).
4. Thông báo kết quả.

 

 

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip