Văn hóa và lịch sử điếc

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính (CED) đã có buổi chia sẻ về chủ đề “Văn hóa và Lịch sử Điếc” cho nhóm thông dịch ngôn ngữ ký hiệu vào lúc 8h30 ngày 02/6/2012 tại văn phòng CED.
Mục đích của buổi chia sẻ giúp các bạn thông dịch viên hiểu rõ hơn về người khiếm thính qua tìm hiểu Văn Hóa và Lịch Sử Điếc.
 
Hướng dẫn viên Đỗ Thị Thanh giới thiệu cho các thông dịch sơ lược về các kiểu cộng đồng điếc trên thế giới, thái độ, cách suy nghĩ và nhìn nhận của người nghe đối với người điếc, đặc biệt về Văn hóa của người điếc.
 
Theo từng nội dung, các bạn thông dịch viên cùng trao đổi và thảo luận một cách rất tích cực. Người hướng dẫn viên đã đặt ra rất nhiều vấn đề để các thông dịch viên suy nghĩ nêu ra các quan điểm của mình xung quanh vấn đề văn hóa điếc như thế nào? Và tại sao nó lại mang đặc điểm đó? Hướng cho người nghe thái độ và niềm tin tích cực đối với người Điếc .
 
Sau khi tìm hiểu về Văn Hóa điếc, mọi người tiếp tục tìm hiểu về Lịch Sử Điếc. Hướng dẫn viên đã đưa ra những cột mốc năm quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đổng Điếc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các câu hỏi được thảo luận: Văn hóa Điếc có thể tồn tại mà không có Cộng đồng Điếc hay không? Văn hóa điếc có thể tồn tại mà không có ngôn ngữ kí hiệu hay không? Cộng đồng Điếc có thể tồn tại mà không có văn hóa Điếc hay không? Cộng đồng điếc có thể tồn tại mà không có NNKH hay không? Ngôn ngữ kí hiệu có thể tồn tại mà không có Văn hóa điếc hay không?
 
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, các vấn đề quan tâm còn rất nhiều nhưng người hướng dẫn viên không cơ hội giới thiệu kỹ hơn cho các thông dịch viên.
 
Buổi họp vào tháng bảy có chủ đề “Tìm hiểu về Ngôn Ngữ Kí hiệu”.
 
Hẹn gặp lại các bạn.
 

Nguồn tin: Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Người Khiếm Thính (CED)

Tin hoạt động CED liên quan

Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
TẤT NIÊN 2023 CỦA EM
HỌC VẼ: VẼ TRANH TRỪU TƯỢNG (Tiếp theo)
HỌC VẼ: VẼ TRANH TRỪU TƯỢNG

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip